Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013
Trung Quốc chơi liều?
Hy vọng trước đó về khả năng quá trình chuyển giao lãnh đạo của Trung Quốc sẽ giúp giảm bớt căng thẳng ở Biển Đông đã phai mờ khi Bắc Kinh ngày càng thể hiện một lập trường quyết đoán hơn trong các vùng biển tranh chấp.
Quy định mới công bố gần đây của Trung Quốc cho phép tàu tuần tra nước này vào năm tới bắt đầu được quyền "ngăn chặn và khám xét" bất cứ tàu nước ngoài nào đi vào khu vực trên Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chính là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với tự do hàng hải tại một khu vực có tầm quan trọng rất lớn đối với thương mại toàn cầu.
Như đổ thêm dầu vào lửa, Bắc Kinh còn phát hành hộ chiếu mới cho công dân nước mình trên đó có in bản đồ bao gồm tất cả các lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông và xa hơn. Đông thái này đã thổi bùng những căng thẳng ngoại giao mới với các bên tuyên bố chủ quyền Biển Đông khác.
Chưa hết là chuyện Campuchia, quốc gia thân cậy của Trung Quốc, từ chối đưa các tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra này vào chương trình nghị sự chính thức của Hội nghị Thượng đỉnh các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa kết thúc. Vì lý do này, Philippines đã lên tiếng phản đối chính thức quyết định loại bỏ vấn đề trên của nước chủ nhà.
Có nhiều nguyên nhân giải thích tại sao Trung Quốc trở nên quả quyết hơn đối với các tranh chấp lãnh thổ. Nhằm củng cố quyền lực, giới lãnh đạo mới tại Bắc Kinh rõ ràng không muốn liều lĩnh đánh mất sự ủng hộ của dân chúng nếu rút lại quan điểm ngày càng cứng rắn của mình đối với vấn đề là di sản từ thời Hồ Cẩm Đào.
Giống như việc Israel vừa thử thách cam kết của Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa tái đắc cử đối với Trung Đông bằng cách tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào dải Gaza, Tập Cận Bình cũng có thể đang muốn thăm dò cái gọi là "xoay trục chiến lược" của Mỹ về châu Á - Thái Bình Dương bằng cách đe dọa các đồng minh khu vực của Mỹ. Hơn 2 năm sau cuộc "xoay trục", vẫn còn đó những câu hỏi chưa rõ đáp án về ý đồ, tính khả thi và ảnh hưởng của chiến lược này.
Trong khi đó, các quốc gia khu vực cũng đang đặt cược lớn hơn vào tranh chấp theo những cách khác nhau, có thể không phải chỉ để thử quyết tâm của Trung Quốc và ghi điểm số chính trị ở trong nước mà còn để khuyến khích sự can dự chiến lược nhiều hơn từ phía Mỹ.
Thử thách sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ
Thời gian Trung Quốc đưa ra những sự khiêu khích gần đây thể hiện một số điều đáng quan tâm. Trong Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tổ chức tại Hà Nội năm 2010, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton đã trực tiếp đưa Mỹ vào tranh chấp Biển Đông khi tuyên bố Mỹ có "lợi ích quốc gia" trong "tự do hàng hải" ở Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả các vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Quyết định chọn Đông Nam Á là điểm đến nước ngoài trong nhiệm kỳ thứ 2 của Obama, ít nhất là về mặt biểu tượng, đã cho thấy cam kết khẳng định vai trò của Mỹ như "một mỏ neo cho sự ổn định và thịnh vượng" tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
"Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương có lợi ích gắn kết chặt chẽ với trật tự kinh tế, an ninh và chính trị của châu Á", cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Tom Donilon nói về chuyến công du châu Á gần đây của Obama, với các điểm dừng chân tại Campuchia, Myanmar và Thái Lan. "Thành công của Mỹ trong thế kỷ 20 gắn liền với thành công của châu Á".
Trong khi nhấn mạnh khía cạnh kinh tế của chính sách "xoay trục", thể hiện ở việc thúc đẩy thỏa thuận thương mại tự do toàn khu vực, hay còn gọi là Dự án Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Washington cũng đồng thời thể hiện thái độ nước đôi trong khía cạnh quân sự nhiều ý nghĩa hơn.
Một nghiên cứu mới đây của David Berteau và Michael Green, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington, có nêu, "Bộ Quốc phòng đã không trình bầy đủ chi tiết về chiến lược đằng sau kế hoạch bố trí lực lượng, hay gắn kết chiến lược đó với các nguồn lực theo cách phản ánh đúng hơn thực tế ngân sách hiện nay".
Mỹ vừa qua tuyên bố kế hoạch bổ sung thêm vài nghìn lính và điều chuyển khoảng 10% tài sản hải quân về khu vực trong thập niên tới. Giả sử chính phủ Obama trung thực về các kế hoạch của mình, vẫn có hai lý do khiến Mỹ thể hiện sự mập mờ trong chiến lược như vậy:
- Mỹ có chủ đích tránh đối kháng với Trung Quốc và trao quyền cho những người ôn hòa thay vì cho những nhóm diều hâu trong lực lượng quốc phòng - an ninh Mỹ.
- Những bất ổn tài chính nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu đến cam kết và khả năng hoạt động dài hạn của Mỹ.
Trong những tháng qua, cả Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Ngoại trưởng Clinton đều đã nhiều lần trấn an Trung Quốc rằng chính sách "xoay trục" của Mỹ không nhằm kiềm chế sự vươn lên của nước này. Để củng cố cho những khẳng định đó, Hải quân Mỹ mới đây đã tuyên bố mở cửa cho Trung Quốc tham gia vào các cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC 2014. Trong khi tích cực phát triển khả năng "chống tiếp cận" (A2/AD) và tiềm lực hải quân, Trung Quốc dường như vẫn chưa tin những phát biển hòa giải của Mỹ hay cảm thấy thoái chí bởi sự chuyển hướng chiến lược ấy.
Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) đang đứng trước thách thức cơ bản về ngân sách: ngay cả khi chính quyền cam kết duy trì đều đặn tiềm lực của Mỹ ở châu Á trong khi cắt giảm cơ cấu lực lượng ở những nơi khác, con số 486 tỷ USD dự kiến cắt giảm cũng có nghĩa sẽ làm lõm các tài sản của tư lệnh khác theo hướng cuối cùng sẽ phải rút lại lực lượng trong cơ cấu PACOM khi khủng hoảng nổi ra ở Trung Đông hay nơi khác", Green viết trong báo cáo của CSIS.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter vừa nói, cắt giảm thêm 500 tỷ USD ngân sách quốc phòng theo điều khoản "tiết kiệm" của luật ngân sách vừa được quốc hội thông qua sẽ gây "xáo trộn, lãng phí và nguy hại, không chỉ với quốc phòng mà còn với mọi chức năng khác của chính phủ".
Phe diều hâu được đà lấn tới
Một số nhà phân tích chiến lược tin rằng việc Mỹ không chắc chắn khả năng tài trợ cho chính sách "xoay trục" đã càng khuyến khích thành phần diều hâu trong giới lãnh đạo mới của Trung Quốc, bảo gồm cả những kẻ muốn mở rộng giới hạn các tranh chấp lãnh thổ như một cách làm dân tộc chủ nghĩa để củng cố quyền lực và tính chính danh ở trong nước.
Với những sự khiêu khích gần đây và khả năng ASEAN không thể thực thi các nguyên tắc dù chỉ mang tính tạm thời về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có ràng buộc pháp lý, một số nhà phân tích chiến lược cũng đặt vấn đề liệu các tranh chấp lãnh thổ và tiềm năng cản trở tự do hàng hải của chúng có sẽ dẫn tới một cuộc đối đầu vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc trong những năm tới.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland phát biểu trong phần trả lời về phản ứng của Mỹ đối với tuyên bố "ngăn chặn và khám xét" tàu nước ngoài của Trung Quốc mới đây: "Tất cả các bên liên quan nên tránh mọi hành động khiêu khích hay đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng hay phá hoại triển vọng về một giải pháp thương lượng".
Trong khi đó, phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little thì phát biểu: "Là một cường quốc Thái Bình Dương, chúng tôi có lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải và phát triển kinh tế - thương mại không bị cản trở và thượng tôn pháp luật. Đồng minh, đối tác và sự hiện diện xuyên suốt của chúng tôi tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều nhằm hỗ trợ các mục tiêu này".
Cựu tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cũng cảnh báo kế hoạch chặn và kiểm tra tàu nước ngoài của Trung Quốc sẽ làm gia tăng "mức độ quan ngại và lo lắng trong tất cả các bên, đặc biệt các bên cần tiếp cận, lui tới và tự do đi qua".
Bất chấp nhiều cảnh báo và báo động, vẫn chưa rõ Trung Quốc sẽ sẵn sàng liều lĩnh với một cuộc đối đầu toàn diện trong khu vực hay không. Quyết định "ngăn chặn và khám xét" ban đầu do các quản chức đảo Hải Nam công bố, vẫn chưa hoàn toàn được giới lãnh đạo cấp cao chấp nhận. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cam kết giữ tự do hàng hải trên Biển Đông, nhưng cũng rất mập mờ về những những hành vi cấu thành "sự xâm nhập trái phép" hay vi phạm chủ quyền Trung Quốc của tàu nước ngoài.
Các quan chức cấp cao tỉnh Hải Nam như Wu Shicun, tổng giám đốc văn phòng đối ngoại tỉnh Hải Nam, đã cố gắng trấn an các nước láng giềng vốn đang rất lúng túng bằng khi nói rằng các quy định/lệnh cấm mới chỉ áp dụng đối với các tàu tham gia các hoạt động phi pháp (điều cũng không được định nghĩa rõ ràng) trong khu vực 12 hải lý, hay vùng nội thủy, của Trung Quốc.
Ngoài ra, những hành động gần đây của Trung Quốc cũng nhằm phản ứng lại sự quả quyết của các đồng minh Mỹ trong khu vực, như nỗ lực mua lại các đảo tranh chấp của Nhật, Philippines kêu gọi Mỹ can dự chiến lược nhiều hơn. Nhưng khi mỗi bên cùng lớn tiếng và đe dọa nhau thì nguy cơ xảy ra xung đột tại Biển Đông sẽ tiếp tục tăng lên.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Xem Nhiều Tuần Qua
Tag
Xa-Hoi
Quoc-Te
Hot
Tin-Tuc
Phap-Luat
Bien-Dong
Kinh-Te
Quoc-Phong-An-Ninh
Giao-Duc
Hoàng Hữu Phước
Nguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Bá Thanh
Trung Quốc
Dương Trung Quốc
Dương Chí Dũng
Đơn vị 61398
Barack Obama
Hacker Trung Quốc
Hiếp dâm
Hoàng Sa
Hải chiến Hoàng Sa
Kết luận Thanh tra
Senkaku
Tin tặc Trung Quốc
Triều Tiên
Trần Đại Quang
chạy công chức
Điếu Ngư
Đà Nẵng
Agribank
An ninh mạng
Bộ An ninh nội địa Mỹ
Bộ Quốc phòng
Chiến thắng Điện Biên Phủ
Chuyển đổi giới tính
Cô giáo chuyển giới
Cơ hội chính trị
Cướp gương chiếu hậu
Cảng Kê Gà
Cảnh sát hình sự đặc nhiệm
Gepard 3.9
Giá xăng dầu
Găm hàng
Hiến pháp Mỹ
Hoàng Trung Hải
Hà Văn Thịnh
Hàn Quốc
Hải chiến 1974
Hải quân Việt Nam
Hải tuần 21
Lê Thanh Hải
Mandiant
MobiFone
Nguyễn Bá Cảnh
Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh
Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Sinh Hùng
Ngân hàng BIDV
Nhập ngũ
Nhật Bản
Phạm Thanh Bình
Phạm Thanh Tân
Quỳnh Trâm
Sĩ diện hão
Thanh tra Chính phủ
Thanh tra Đà Nẵng
Thưởng Tết
Thời báo Hoàn cầu
Thủ tướng Chính Phủ
Tin Gì
Trương Tấn Sang
Trường Sa
Trần Bắc Hà
Trần Công Trục
Trần trọng Dực
Tàu cá Trung Quốc
Tàu ngầm Việt Nam
Tăng giá xăng
Tập Cận Bình
VNREDSat-1A
Viettel
VinaPhone
Vinalines
Vinashin
Việt kiều Nga
Văn Giang-Hưng Yên
Văn Hữu Chiến
Vũ Văn Ninh
Vệ tinh Việt Nam
Ông già bán me
Đinh La Thăng
Điện Biên Phủ trên không
Đào Văn Hưng
Đường lưỡi bò
Đặc nhiệm hình sự
Liên Kết
DJ |
Phim Tam Ly |
Nonstop |
Xem Phim |
Mu Moi Ra |
Mu Open Hom Nay |
Mu Khong Webshop |
Tin Vip |
Tin Hay |
Tin Nóng |
Tin Teen |
Tin Tức Sao |
Tin Bóng Đá |
Tin Hot |
Tin Pháp Luật |
Tự Sướng |
Tin Dân Chơi |
Chuyện Lạ |
Giới Tính |
Xe Độ |
Xe Chế |
Tin Bất Động Sản |
Thị Trường Chứng Khoán |
Tin Công Nghệ Thông Tin |
Tâm Sự |
Ảnh Shock |
Ảnh Vui |
Thời Trang |
Xinh Gái |
Xinh Trai |
Bí Quyết Làm Đẹp |
Ẩm Thực |
Điểm Du Lịch |
Sức Khỏe Đời Sống |
Tiêu Điểm |
Tìm Việc |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét